Giải Mã Truyện Tây Du Ký PDF
“Tây Du Ký” là một câu chuyện sử thi về hành trình thỉnh kinh ở phương Tây của năm thầy trò: Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, con ngựa trắng.
Thông thường, người ta sơ ý chỉ nhắc đến bốn người, quên đi con ngựa, vốn là một con rồng ngọc (Ngọc Long), thái tử thứ ba, con của Tây Hải Long Vương Ngao Nhuận. Phải chăng vai trò của Ngọc Long tam thái tử trong việc đưa Đường Tăng trở nên mờ nhạt nên thường bị lãng quên?
Đôi khi không dễ để nhận ra các ngụ ngôn rải rác khắp nơi trong “Tây du ký,” nhưng ngòi bút của Ngô Thừa n lại tự do vẽ nên những dòng chữ như chơi đùa, nhưng ý nghĩa thì lại rất chân thật. Vậy chúng ta nên hiểu sự thật ẩn sau vẻ hư ảo của “Tây du ký” và nét nghiêm trang trong những trò đùa của Ngô Thừa n như thế nào?
“Tây du ký” là một câu chuyện xuất thế gian, vì vậy không mang dấu ấn của Nho giáo. Nho giáo về cơ bản là đạo nhập thế, thuộc phạm vi của hình nhi hạ học, mà ngày nay Cao Đài gọi là ngoại giáo công truyền (esoterism).
Đọc Tây Du mà cho rằng Ngô Thừa Ân có ý tưởng chống Trời, chống thiên tử, tức là đã quên đi ngay từ đầu câu chuyện xuất gia, thỉnh kinh vốn đã hàm chứa ý nghĩa siêu thế gian.
Tây Du không chống ai cả, vì Tây Du là một câu chuyện ngụ ngôn, dùng việc thỉnh kinh để diễn giải tư tưởng thiền học giải thoát trong đạo Lão và đạo Phật, thuộc phạm vi hình nhi thượng học mà ngày nay Cao Đài gọi là nội giáo tâm truyền (esoterism).