Con Đường Độc Nhất Để Chứng Ngộ Niết Bàn PDF
NIẾT BÀN là gì? — Để dễ hiểu và cụ thể, NIẾT BÀN là điểm đến, là mục tiêu của con đường tu hành, và nó chính là sự CHẤM DỨT KHỔ ĐAU như Đức Phật đã giải thích cho ngài Anuradha:
TỨ NIỆM XỨ CHẤM DỨT KHỔ ĐAU NHƯ THẾ NÀO?
Từ xưa đến nay, chúng ta đã khổ vì việc đồng hóa THâN với TA và TâM cũng với TA. Khi THâN ĐAU, ta cảm thấy như chính TA ĐAU, khi TâM KHỔ, ta cảm thấy như chính TA KHỔ, ta ngay lập tức bị cuốn theo những cảm giác thay đổi của chúng. Sự đồng hóa này được gọi là VÔ MINH CHẤP NGÃ.
Khi thực hành pháp TỨ NIỆM XỨ, ta dùng TRÍ TUỆ để quan sát THâN và TâM cùng với các CẢM THỌ của chúng (tất cả những gì liên quan đến TA) một cách KHÁCH QUAN, nhằm xem xét sự biến đổi của chúng. Nhờ đó, dần dần có một khoảng cách hình thành giữa TA và chúng, làm cho chúng không còn khả năng cuốn hút TA một cách mạnh mẽ nữa.
Nhờ vậy, TRÍ TUỆ ít bị ảnh hưởng bởi những CẢM THỌ, từ đó trở nên vững vàng hơn và có thể quan sát sâu hơn. Sự QUAN SÁT SÂU HƠN này được gọi là MINH SÁT TUỆ hay HÀNH THIỆN BÁT NHÃ. Chỉ khi QUAN SÁT SÂU, ta mới phát hiện rằng THÂN, TÂM, CẢM THỌ, hay nói chung là 5 thành phần cấu tạo TA (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều là những pháp DO DUYÊN SINH, không liên quan gì đến TA.
Khi nhận thức được rằng các thành phần của THâN và TâM (hoặc tất cả 5 UẨN: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều sinh ra và diệt vong tùy thuộc vào các yếu tố khác, không có liên quan đến TA, không phải là TA, không thuộc về TA, thì đó được gọi là giác ngộ về SỰ THẬT VÔ NGÃ, nhận thấy rằng TA không tồn tại trong bất kỳ PHÁP HỮU VI nào có sinh diệt. Khi đạt được nhận thức này, có thể coi là đã gần đến bờ mé của sự TỊCH TỊNH NIẾT BÀN.
Khi nhận thức rằng NGÃ chỉ là một ẢO TƯỞNG và VÔ NGÃ mới là SỰ THẬT, thì quan niệm về việc có một cá nhân gánh chịu đau khổ cũng chỉ là một ẢO TƯỞNG sai lầm. Do đó, khi ai đó đạt được sự giác ngộ về VÔ NGÃ, họ cũng đồng thời giác ngộ về KHÔNG NHÂN, KHÔNG CHÚNG SANH, KHÔNG THỌ GIẢ, tức không có một cá nhân nào gánh chịu khổ đau.
Trong cơ thể chúng ta, chỉ có thịt xương và máu mủ, không có bất kỳ một nhân vật nào hiện diện. Đây chính là cách Đạo Phật giải thoát đau khổ bằng trí tuệ, sống đúng với SỰ THẬT VÔ NGÃ, được chứng nghiệm qua thực hành THIỀN QUÁN TỨ NIỆM XỨ.