Khế Ước Xã Hội PDF
Jean-Jacques Rousseau sinh ra vào Thế kỷ XVIII, thời kỳ Khai sáng ở châu Âu. Trong giai đoạn này, tư tưởng tập trung vào lý tính. Dựa trên lý trí và thực nghiệm, các triết gia thời kỳ Khai sáng đã bác bỏ những cách suy nghĩ truyền thống về xã hội, tôn giáo, chính trị, đồng thời đề cao vai trò của khoa học.
Họ từng khẳng định: Khoa học sẽ cứu rỗi chúng ta. Trong bài luận đoạt giải của Hàn lâm Viện Dijon năm 1749, Rousseau đã xây dựng cho mình một lập trường riêng biệt khi đưa ra những lý lẽ phản bác hoàn toàn những quan điểm phổ biến của thời đại.
Ông cho rằng càng văn minh thì đạo đức càng suy đồi, khoa học không thể cứu rỗi nhân loại, “tiến bộ” chỉ là một ảo tưởng; nền văn minh hiện đại không làm cho con người trở nên hạnh phúc hay đạo đức hơn.
“Hạnh phúc chỉ đến với con người khi sống gần gũi với thiên nhiên” đức hạnh chỉ hiện diện trong một xã hội đơn giản, nơi con người sống một cuộc đời chân thành.
Theo ông, những phát minh trong lĩnh vực khoa học và những sáng tạo nghệ thuật chỉ là những “chùm hoa che đậy những xiềng xích đang giam cầm con người, làm họ quên đi sự tự do nguyên thủy mà họ vốn có từ khi mới sinh ra, quên rằng họ đang tự nguyện trở thành nô lệ trong cuộc sống văn minh.”
Về điểm này, tư tưởng của Rousseau khá tương đồng với Mặc Tử, một nhà tư tưởng cổ đại Trung Hoa, người đã ủng hộ thuyết công lợi và chỉ trích sự xa hoa; thậm chí âm nhạc cũng bị Mặc Tử chỉ trích là vô ích dẫn đến sự sa đọa của con người (trong khi các học giả Nho giáo lại bao gồm cả Kinh Nhạc trong Lục Kinh*).
Mặc dù tư tưởng của Rousseau trực tiếp phản bác quan điểm của thời đại, Hàn lâm Viện Dijon vẫn quyết định trao giải nhất cho luận đề của ông. Điều này cũng tạo nền tảng cho Rousseau viết tác phẩm nổi tiếng “Khế ước Xã hội”.
“Khế ước Xã hội” gồm bốn quyển, mỗi quyển có từ mười đến mười lăm chương. Trong phần mở đầu, Rousseau viết: “Dựa trên bản chất con người như chúng ta hiểu và tính khả thi của luật pháp, tôi muốn khám phá liệu có thể tìm ra một hệ thống pháp lý nào trong cấu trúc của một xã hội dân sự vừa chắc chắn vừa hợp lý…”
“Trong quá trình nghiên cứu này, Rousseau, giống như các triết gia trước ông như Thomas Hobbes và John Locke, cũng bắt đầu từ gốc rễ, xác định con người trong trạng thái tự nhiên của nó.
Khi bắt đầu chương đầu tiên, Rousseau viết: ‘Con người sinh ra với sự tự do, nhưng ở mọi nơi họ đều bị giam cầm.’ Đối với Rousseau, tự do là điều kiện cần thiết để con người có thể thực sự là chính mình.”
Dưới ảnh hưởng của thiên nhiên, mỗi người là người đứng đầu chính mình. Tuy nhiên, từng cá nhân không thể đơn độc chống lại thiên nhiên để tồn tại mà phải cùng nhau chung sống để có đủ sức sống.