Ngàn Cánh Hạc PDF Download miễn phí

Ngàn Cánh Hạc PDF

Ngàn cánh hạc không viết về trà đạo, không viết về trà trị, mà dựng trên nền tảng của đạo trà để thể hiện về tình yêu. Tình yêu trong tác phẩm của Kawabata luôn là tình yêu tuyệt đối.

Ngàn cánh hạc có kiểu thể hiện gần như cổ điển với những tình tiết bi thương. Nhưng tác giả đã xóa đi sự bi thương bằng cấu trúc câu đoạn, bằng lối viết lạnh lùng, thờ ơ, mỉa mai; tạo ra sự phản bội bằng cách thay đổi góc nhìn của nhân vật chính, không cho họ đứng ở vị trí mà người đọc dự đoán: tất cả nhân vật chính như bà Ôta, Kikuji và Kikako… không phải đảm nhận những vai trò mà độc giả mong đợi.

Như những tiểu thuyết khác của Kawabata, Ngàn cánh hạc cũng chỉ có khoảng 200 trang, đã được đăng trên báo từ năm 1949, viết từng mảng, mỗi mảng là một câu chuyện, tổng cộng có năm câu chuyện.

Tác phẩm hoàn chỉnh trở thành một cấu trúc tiểu thuyết chặt chẽ vào năm 1952, trong bối cảnh nước Nhật đang mất dần những truyền thống cũ, trong đó trà đạo là một trong những điển hình.

Tác phẩm dựa trên nền trà mà gốc rễ đã lung lay. Trà thất của những gia đình truyền thống ẩm mốc đã bị lãng quên, cửa đóng then gài.

Những vật dụng cổ như bình, chén, bị bỏ quên, lăn lóc, lọt vào tay một thế hệ trẻ không biết phân biệt thế nào là chén tống, chén quân.

Trà sư Kikako, một người mối, tổng hợp nhiều “phong cách”: mang đậm phong cách Mylady với “màu tím đen nhạt, to bằng bàn tay xòe, có lông cứng như lông nhím trên vú trái”, lại có sự thô ráp như bà Phó Đoan, cả sự nhờn nhợt của mụ Tú Bà.

Bàn giao nghệ thuật có “truyền thống lâu đời” như trà đạo cho “tay chơi” như vậy, Kawabata không còn thấy sự mai một hay sự thay đổi về nghệ thuật uống trà và vị thế của nó.

Chia Sẻ

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
WhatsApp
Skype
Telegram
Reddit
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x